Các loại máy bơm mỡ phổ biến trên thị trường | Máy bơm mỡ tốt nhất

Bạn muốn mua một chiếc máy bơm mỡ để phục vụ cho quá trình sửa chữa và bảo dưỡng xe ô tô. Nhưng trên thị trường hiện nay có quá nhiều loại máy bơm mỡ khác nhau khiến bạn khó khăn trong việc lựa chọn? Sau đây chúng tôi sẽ tổng hợp thông tin của các loại máy bơm mỡ bạn có thể tham khảo.

Máy bơm mỡ là thiết bị gì?

Thiết bị máy bơm mỡ

Máy bơm mỡ – thiết bị không thể thiếu trong các xưởng sửa chữa máy móc

Máy bơm mỡ bò là loại máy chuyên dùng để bơm mỡ vào các chi tiết máy móc cần sửa chữa và bảo dưỡng. Nhờ vậy mà máy móc được vận hành trơn tru và ổn định hơn, giảm quá trình ma sát ở các bộ phận như trục bánh xe, tay lái…

Hiện nay trên thị trường có rất nhiều loại máy bơm mỡ chuyên dụng khác nhau. Mỗi loại lại có một ứng dụng riêng, vì vậy để lựa chọn được một sản phẩm phù hợp bạn nên tìm hiểu kỹ lưỡng thông tin của từng loại máy.

Các loại máy bơm mỡ phổ biến trên thị trường

Mỗi một loại máy bơm mỡ được phân phối trên thị trường hiện nay đều có những tính năng riêng biệt. Sau đây là thông tin cơ bản về các loại máy bơm mỡ phổ biến trên thị trường.

Máy bơm mỡ bằng tay – chân

Đây là dòng máy bơm mỡ có cấu tạo đơn giản nhất, dễ sử dụng và tiết kiệm chi phí.

Máy bơm mỡ bằng tay

Máy bơm mỡ bò chuyên dụng bằng tay

Nguyên lý hoạt động

Máy bơm mỡ bằng tay – chân hoạt động dựa trên nguyên lý dùng lực đẩy tác động từ tay hoặc chân đưa mỡ từ thùng chứa qua dây bơm, tới súng bơm mỡ cung cấp mỡ cho những chi tiết máy cần bôi trơn. Dụng cụ bơm mỡ bò bằng tay sẽ sử dụng lực từ tay tác động vào cân bơm, còn máy bơm mỡ bằng chân sẽ dùng chân để tác động lực lên bàn đạp.

Cấu tạo của máy bơm mỡ bằng tay – chân

Nhìn chung cấu tạo của 2 loại máy bơm mỡ bằng tay và bằng chân khá giống nhau. Điểm khác nhau cơ bản ở hai loại máy này chính là bộ phận hỗ trợ bơm. Cụ thể cấu tạo của hai loại máy này gồm các bộ phận như sau:

Thùng chứa mỡ

Đây là bộ phận được thiết kế để chứa mỡ bò có vai trò cung cấp mỡ trong quá trình thực hiện bôi trơn cho các chi tiết máy. Dung tích của thùng chứa mỡ của mỗi loại máy bơm mỡ sẽ có sự khác nhau. Tùy theo mục đích sử dụng mà người dùng sẽ có tiêu chí lựa chọn phù hợp.

Khung đẩy máy và mắc dây bơm

Đây là bộ phận được làm từ inox chất lượng cao có khả năng chống gỉ và các tác nhân xấu từ môi trường bên ngoài. Thông thường bộ phận khung có thiết kế hình chữ U, được lắp đặt hai đầu cố định trên nắp của thùng chứa mỡ. Bộ phận này có tác dụng trong thực hiện di chuyển máy.

Dây bơm mỡ

Dây bơm được sản xuất từ chất liệu nhựa dẻo, khả năng chống hao mòn cao, độ bền tốt. Dây bơm mỡ được lắp đặt một đầu với máy bơm mỡ và một đầu với đầu bơm.

Đầu bơm:

Đây là bộ phận đảm bảo chức năng bơm mỡ liên tục vào các chi tiết trong động cơ của máy.

Đối với cấu tạo máy bơm mỡ bằng tay sẽ có thêm bộ phận tay cầm tạo lực. Bộ phận này được lắp đặt tại vị trí trên đầu máy còn đối với máy bơm mỡ bò bằng chân thì bộ phận hỗ trợ bơm là bàn đạp được lắp phía dưới máy.

Ưu điểm của máy bơm mỡ bằng tay – chân

  • Máy hoạt động dựa trên nguyên lý dùng lực của tay hoặc chân tác động tạo lực đẩy mỡ từ trong thùng chứa mỡ ra bên ngoài. Vì thế máy có thể hoạt động trong thời gian dài mà không sợ hết nhiên liệu.
  • Ngoài ra máy sử dụng rất an toàn và thân thiện với môi trường

Thiết kế bánh xe lăn linh hoạt và tiện lợi nên rất thuận tiện cho việc di chuyển, điều chỉnh vị trí khi làm việc.

  • Máy thích hợp sử dụng để làm việc trong các trường hợp bơm với lượng mỡ nhỏ.

Nhược điểm của máy

  • Do sử dụng lực chân và tay tác động để máy hoạt động nên chỉ phù hợp với những người có sức khỏe tốt.
  • Máy không đáp ứng được khối lượng công việc lớn.

Máy bơm mỡ bằng điện

Máy bơm mỡ bằng điện là thiết bị bôi trơn chuyên dụng. Loại máy này có cấu tạo phức tạp so với máy bằng tay – chân.

Thiết bị bơm mỡ bằng điện

Máy bơm mỡ bằng điện Kocu

Cấu tạo của máy bơm mỡ bằng điện

Máy gồm có các bộ phận chính cấu thành như sau:

Thùng chứa mỡ

Thùng chứa mỡ được thiết kế thực hiện chức năng chứa mỡ và cung cấp mỡ bò cho quá trình máy vận hành. Dung tích thùng chứa mỡ cũng rất đa dạng, tùy theo nhu cầu và mục đích sử dụng mà thùng chứa mỡ có thiết kế phù hợp.

Động cơ điện

Đây là bộ phận cung cấp lực tác động để đưa mỡ bò từ thùng chứa lên tới đầu súng mà không cần dùng đến sức người như loại máy bơm mỡ bằng tay và bằng chân.

Nguyên lý hoạt động của máy bơm mỡ bằng điện

Máy bơm mỡ bằng điện hoạt động dựa theo nguyên lý sử dụng năng lượng điện để bơm mỡ từ thùng chứa mỡ tới đầu bơm. Một số loại máy còn được lắp đặt thêm bộ phận cảm ứng tiêu chuẩn ở đáy thùng chứa. Cùng với bảng điều khiển từ xa, bộ cảm biến sẽ hỗ trợ người dùng vận hành máy một cách dễ dàng hơn.

Ưu điểm của máy bơm mỡ bò bằng điện

  • Máy hoạt động hoàn toàn bằng điện nên không tốn quá nhiều công sức trong quá trình vận hành.
  • Máy được ứng dụng tra mỡ cho các máy móc lớn cần hiệu suất bơm mỡ cao. Vì vậy máy bơm mỡ bằng điện rất thích hợp sử dụng cho những cơ sở sửa chữa máy móc lớn.
  • Máy được thiết kế với dung tích bình chứa mỡ lớn nên lượng mỡ bơm ra đều hơn, không bị tắc nghẽn.

Nhược điểm của máy

  • Do hoạt động dựa trên năng lượng điện nên nếu không có điện máy không thể vận hành được.
  • Cần phải kiểm tra kỹ lưỡng nguồn điện trước khi sử dụng. Trong quá trình vận hành máy cần hết sức lưu ý dây dẫn điện để đảm bảo an toàn.
  • Bất tiện trong quá trình di chuyển vì phụ thuộc vào độ dài của dây dẫn điện.
  • So với mặt bằng chung thì giá thành máy bơm mỡ bò bằng điện cao hơn.

Máy bơm mỡ bò khí nén

Máy bơm mỡ khí nén đóng vai trò quan trọng trong các xưởng sửa chữa xe ô tô, nhà máy, các khu công nghiệp lớn… Nhờ sự hỗ trợ đắc lực của thiết bị này mà công việc bôi trơn trở lên đơn giản và tiết kiệm chi phí hơn rất nhiều.

Thiết bị bơm mỡ bò bằng khí nén

Máy bơm mỡ bò khí nén

Cấu tạo của máy bơm mỡ bò khí nén

Các bộ phận trong cấu tạo máy bơm mỡ bò khí nén gồm có:

Thùng chứa mỡ

Đây là bộ phận đặc biệt không thể thiếu của máy bơm mỡ. Nó có chức năng chứa mỡ và cung cấp mỡ cho quá trình bôi trơn. Nếu dung tích thùng chứa mỡ càng lớn thì thời gian sử dụng máy sẽ lâu hơn.

Đồng hồ đo áp lực khí

Mỡ được đưa ra khỏi thùng chứa mỡ bôi trơn vào các chi tiết máy nhờ vào tác động của áp suất khí. Bộ phận đồng hồ đo áp lực khí có tác dụng giúp người điều khiển máy có thể kiểm soát được áp suất khí từ đó có thể thay đổi điều chỉnh mức áp suất phù hợp.

Cụm cấp hơi

Bộ phận này được lắp đặt kết nối với nguồn cung cấp khí nén và máy bơm mỡ. Trên cụm cấp hơi là đồng hồ đo áp lực khí. Thông qua cụm cấp hơi khi nén sẽ được đưa vào bên trong máy tạo áp suất đẩy mỡ ra ngoài.

Dây dẫn mỡ

Thường được làm từ nhựa dẻo chất lượng tốt. Bộ phận này được lắp đặt một đầu với máy bơm mỡ và một đầu được lắp với ống nối di động.

Súng bơm mỡ

Đây là bộ phận đóng vai trò bơm mỡ trực tiếp vào các chi tiết máy. Súng bơm mỡ được lắp đặt nối với ống dẫn mỡ di động. Khi sử dụng người điều khiển máy chỉ cần bóp cò đưa mỡ ra ngoài tới vị trí cần bôi trơn.

Nguyên lý hoạt động của máy bơm mỡ khí nén

Nguyên lý hoạt động của máy bơm mỡ khí nén rất đơn giản. Khi khí nén áp suất lớn được hình thành sẽ tạo ra một chuyển động tịnh tiến bên trong máy bơm mỡ. Chuyển động này sẽ đẩy khí vào cụm puli và mỡ sẽ được đưa đến các vị trí cần bôi trơn.

Ưu điểm của máy bơm mỡ khí nén

  • Thiết kế đơn giản, dễ di chuyển: Với cấu tạo đơn giản, gọn nhẹ máy bơm mỡ khí nén giúp người dùng thuận tiện hơn trong quá trình di chuyển.
  • Vận hành máy đơn giản: Máy hoạt động dựa trên nguyên lý đơn giản nên các thao tác thực hiện vận hành máy được tiến hành dễ dàng. Tuy nhiên để đảm bảo máy hoạt động được ổn định và bền thì bạn nên nắm rõ các thông tin cơ bản và các nguyên tắc vận hành máy.
  • Lượng mỡ bơm ra nhanh chóng: Nhờ áp suất của khí nén mà việc bơm mỡ được thực hiện nhanh chóng. Người dùng không cần phải tốn nhiều công sức thực hiện công việc. Thời gian làm việc cũng được rút ngắn, hiệu quả công việc được nâng cao.
  • Độ bền cao, an toàn khi sử dụng: Máy bơm mỡ khí nén được chế tạo có độ bền cao, tuổi thọ lâu. Đặc biệt máy rất an toàn trong quá trình sử dụng.

Nhược điểm của máy bơm mỡ khí nén

  • Sự linh hoạt trong sử dụng bị hạn chế do máy cần khí nén đến hoạt động.
  • So với máy bơm mỡ bằng tay thì máy bơm mỡ khí nén có giá cao hơn
  • Đối với các chi tiết máy nhỏ máy bơm mỡ khí nén rất khó bôi trơn.

Trên đây là một thông tin cơ bản về các loại máy bơm mỡ phổ biến trên thị trường. Hy vọng rằng sau bài viết này bạn sẽ lựa chọn được một chiếc máy bơm mỡ phù hợp.

Xem thêm:

  • Ưu điểm của máy bơm mỡ Kocu
  • Top 2 dụng cụ máy bơm mỡ bằng tay nổi bật
Bài viết liên quan