Ngày nay, cùng với sự phát triển mạnh mẽ của khoa học kỹ thuật. Các hệ thống khí nén, thủy lực được ứng dụng vào sản xuất nhiều hơn; nhằm làm gia tăng sản lượng, năng suất và hiệu quả. Có rất nhiều thiết bị được ứng dụng và kết nối với nhau để tạo nên tạo nên hệ thống làm việc. Trong đó, van tiết lưu là một loại van chuyên dùng cho hệ thống khí và hệ thống thủy lực.
Van tiết lưu là gì?
Van tiết lưu hay còn có tên gọi là van tiết lưu sang A. Đây là một thiết bị không thể thiếu trong các ngành gia công, công nghiệp. Nó được dùng cho các hệ thống vận hành bằng khí, hơi và vận hành bằng dầu, chất lỏng thủy lực với vị trí rất quan trọng.
Mặc dù loại van này có rất nhiều kiểu dáng, kích cỡ khác nhau nhưng tất cả đều có chung một chức năng. Chức năng của nó là điều chỉnh dòng lưu lượng qua van đi vào một hệ thống. Thông qua đó, người vận hành có thể thực hiện điều khiển được vận tốc làm việc của động cơ, chấp hành.
Van tiết lưu khí nén không thể thiếu trên các đường ống hay một số ống mao dẫn hoặc là các cửa. Tuy nhiên, người sử dụng nên nhớ là khi sự giảm áp còn có những nguyên nhân đến từ tốc độ dòng khí; cũng như độ hẹp của ống hay trạng thái chất môi giới…
Để có thể sử dụng được trong môi trường khí, dầu, hơi hay hóa chất. Các van tiết lưu đều phải được làm từ chất liệu tốt như: đồng, inox, thép,… Để có thể chịu được nhiệt độ và áp suất cao; chống chịu được ngoại lực tốt; không bị ăn mòn và oxi hóa.
Một hệ thống máy nén khí hay hệ thống thủy lực, chúng ta có thể sử dụng một hay nhiều van tiết lưu để thực hiện lắp đặt tại nhiều vị trí khác nhau nhằm đảm bảo cho thiết bị máy móc trong phân xưởng luôn vận hành thông suốt, bền bỉ và ổn định.
Nguyên lý làm việc của van tiết lưu
Trong thực tế khi dòng môi chất đi qua hệ thống các van tiết lưu trên đường ống, các cửa nghẽn ở trong các lưu lượng kế, các ống mao dẫn hay van tiết lưu trong hệ thống lạnh… thì có thể xem như đó là một quá trình tiết lưu.
Khi đó áp suất chất môi giới bị giảm xuống. Do tác động của những dòng xoáy và ma sát mạnh được sinh ra. Độ giảm áp suất này sẽ bị phụ thuộc vào bản chất, trạng thái của chất môi giới cùng với độ co hẹp của ống và tốc độ của dòng khí.
Quá trình tiết lưu thường đi kèm với sự giảm hiệu suất của những chất môi giới và điều này là có hại. Tuy nhiên, đôi khi người ta cũng cần được tạo ra các quá trình tiết lưu để có thể điều chỉnh công suất của các thiết bị sử dụng hơi nước, đo lưu lượng hoặc làm giảm áp trong các hệ thống làm lạnh…
Tốc độ dòng khí sẽ tăng dần lên trong lỗ. Sau khi đi qua hết lỗ, tốc độ khí lại giảm xuống, và áp suất tăng lên nhưng không bằng ban đầu. Vận tốc thay đổi sẽ dẫn đến khối lượng riêng của chất khí tăng vì áp suất giảm.
Phân loại van tiết lưu
Trên thị trường hiện nay có rất nhiều loại van tiết lưu với các đặc điểm, hình dáng và giá thành khác nhau để phù hợp với từng loại máy. Và để giúp các bạn hiểu được cấu tạo van tiết lưu chúng ta hãy đi tìm hiểu qua các thông tin dưới đây.
Phân loại van tiết lưu theo hệ thống
Nếu xét về cấu tạo của van tiết lưu theo hệ thống thì chúng ta có thể chia thành 2 loại là van tiết lưu thủy lực và van tiết lưu khí nén, cụ thể như sau:
Van tiết lưu thủy lực
Loại van tiết lưu này còn được gọi là van tiết lưu 1 chiều hay là van điều tiết lưu lượng nước. Câu hỏi đặt ra và là thắc mắc của nhiều người: van tiết lưu 1 chiều là gì? Và nó có giống như van một chiều hay không?
Đây là loại van tiết lưu cho khả năng làm giảm nhanh tốc độ dòng chảy nước, dầu. Cũng tương tự như van 1 chiều, loại van tiết lưu này cho khả năng điều chỉnh dòng chảy theo một chiều và không thể điều chỉnh theo chiều ngược lại.
Cấu tạo van 1 chiều bao gồm có 2 cuộn dây, nam châm vĩnh cửu, cánh chạm, miệng phun dầu, ống đàn hồi và càng đàn hồi.
Van tiết lưu một chiều thủy lực có nguyên lý hoạt động dựa trên lưu lượng dòng chảy đi qua va phụ thuộc vào sự thay đổi của tiết diện. Nếu như tiết diện càng nhỏ với độ chênh áp càng lớn thì lưu lượng dòng chảy qua van sẽ càng nhỏ.
Van tiết lưu khí nén
Đây là loại van tiết lưu đặc biệt cho khả năng làm giảm tốc độ của dòng chảy khí nén trong mạch nén khí của thiết bị máy nén khí, hệ thống khí nén. Loại van này còn được biết đến với tên gọi khác là van tiết lưu 2 chiều.
Thì trong hệ thống khí nén, loại van tiết lưu này được nằm trên các đường ống dẫn khí. Có 2 loại van tiết lưu khí nén là van tiết lưu khí nén có tiết diện không thay đổi được. Có nghĩa là lưu lượng dòng chảy qua khe hở của van có tiết diện không thay đổi . Còn với van tiết lưu khí nén có tiết diện thay đổi được thì có thể điều chỉnh được lưu lượng của dòng khí đi qua van.
Ngoài ra, van chỉnh áp suất khí nén là phụ kiện quan trọng, đảm bảo vận hành, hoạt động của máy nén khí tốt nhất. Giữ vai trò, đảm bảo mức áp suất ổn định cần thiết để máy móc vận hành ổn định. Nhờ hỗ trợ của bộ điều áp giúp máy nén khí đáp ứng được nhu cầu sử dụng của nhiều trang thiết bị khác nhau.
Phân loại van tiết lưu theo chức năng
Nếu phân theo chức năng thì van tiết lưu được phân thành các loại như sau:
Van tiết lưu tay
Loại van này có cấu tạo chung gần giống với van đóng mở nước bình thường. Van có hai ngõ vào và ra, có hai bộ phận chính đó là bộ phận thân van đứng yên và bộ phận chốt chắn vít luôn được gắn kín với nhau. Để tiện lợi cho việc điều chỉnh thì trên đầu vít thì người dùng có thể gắn với tay quay.
Loại van tiết lưu tay này được dùng phổ biến nhất ở những hệ thống làm lạnh đơn giản với công suất lớn.
Van tiết lưu nhiệt
Đây là van tiết lưu hoạt động dựa trên sự thay đổi nhiệt độ tại điểm đo; để thực hiện thay đổi được lưu lượng thể tích qua van. Được sử dụng rộng rãi trong các hệ thống lạnh công nghiệp; những công trình dân dụng quy mô vừa và lớn.
Sự vận hành của van tiết lưu nhiệt thường phụ thuộc vào 3 áp suất cơ bản. Đó là áp suất bầu cảm biến nhiệt để mở van; tổng áp suất bay hơi và áp suất lò xo để thực hiện đóng van. Áp suất bầu cảm trên màng dãn nở luôn phải cân bằng với suất bay hơi và áp suất lò xo có tác dụng phía dưới van.
Van lưu nhiệt có 2 loại cơ bản nhất là van tiết lưu nhiệt cân bằng ngoài và van tiết lưu nhiệt cân bằng trong. Khác biệt cơ bản của 2 loại van tiết lưu nhiệt này chính là van tiết lưu trong sẽ có thêm một ống nối khoang bên dưới màng dãn nở với ống hút về thiết bị nén. Khoang này được cách ly với khoang phun của van bằng tấm ngăn và với tấm đệm kín quanh ti van. Còn vị trí nối ống cân bằng ngoài chính là cửa ra dàn bay hơi.
+ Nguyên lý van tiết lưu nhiệt cân bằng ngoài:
Tóm lại van tiết lưu cân bằng ngoài luôn được trang bị một cảm biến để lấy tín hiệu nhiệt độ đầu ra dàn lạnh. Hơn nữa còn một ống lấy tín hiệu trực tiếp của áp suất và nhiệt độ của môi chất lạnh sau dàn lạnh. Trường hợp tổn thất dàn lạnh quá cao xảy ra thì hệ thống vẫn hoạt động ổn định. Đó cũng chính là ưu điểm lớn so với van tiết lưu cân bằng trong.
+ Nguyên lý van tiết lưu cân bằng trong:
Hiện tượng tổn thất áp suất ở dàn bay hơi quá cao xảy ra sẽ làm cho van cân bằng trong vận hành với độ quá nhiệt cao bất thường sẽ gây tổn thất năng suất lạnh cho dàn bay hơi. Lúc này, lưu lượng lỏng môi chất lạnh qua dàn lạnh sẽ không đủ. Vì năng suất lạnh của dàn càng giảm khi độ quá nhiệt lại càng tăng. Đoạn ống chỉ chứa hơi tăng lên. Do đó hiệu suất trao đổi nhiệt của đoạn ống này luôn bị hạn chế.
Van tiết lưu điện tử
Loại van tiết này hoạt động dựa vào một hay nhiều tín hiệu điện đo được tại một hay nhiều vị trí khác nhau trong hệ thống lạnh. Để thiết bị có thể điều chỉnh lưu lượng thể tích của môi chất đi qua van. Van điện tử được sử dụng rất nhiều trong những hệ thống làm lạnh lớn và mới. Vì thường được sản xuất theo tiêu chuẩn công nghệ cao.
Trên đây là những chia sẻ về vấn đề van tiết lưu là gì và các loại van tiết lưu cơ bản nhất. Nếu bạn có những thắc mắc hay bất kỳ vấn đề gì cần được hỗ trợ thêm! Hãy liên hệ với chúng tôi bằng cách để lại bình luận dưới bài viết này nhé.
Xem thêm:
- Bạn đã biết gì về van khí nén? Phân loại và tác dụng của nó?
- Ống dẫn khí nén là gì? Các loại ống dẫn khí nén
- Tìm hiểu về van điều áp và các loại van trong máy nén khí
- Tìm hiểu về xi lanh khí nén 1 chiều, xi lanh khí nén 2 đầu
- Nguyên lý hoạt động và cách khắc phục sự cố của bộ tách nước khí nén