Biên độ nhiệt là yếu tố quan trọng giúp chúng ta có thể xác định được mức nhiệt độ ở nơi nào đó. Tuy nhiên, nhiều người vẫn còn chưa hiểu rõ biên độ nhiệt là gì? Cách tính biên độ nhiệt như nào? Chi tiết sẽ có trong nội dung bài viết dưới đây.
Biên độ nhiệt là gì?
Biên độ nhiệt là khoảng chênh lệch giữa mức nhiệt độ thấp nhất và cao nhất được tính theo một khoảng thời gian nhất định (24 giờ, một tháng hoặc một năm, …) của một vùng địa lý.
Các yếu tố ảnh hưởng đến biên độ nhiệt
Có nhiều yếu tố gây ảnh hưởng đến biên độ nhiệt như: vị trí địa lý, điều kiện khí hậu, địa hình, thời gian đo đạc…
Ở mỗi miền khác nhau thì biên độ nhiệt sẽ có sự thay đổi bởi tác động của địa hình và kiểu khí hậu. Biên độ nhiệt miền Bắc cao hơn miền Nam bởi mức nhiệt độ 2 miền này có sự chênh lệch giữa các mùa khá lớn.
Biên độ nhiệt ở đại dương nhỏ hơn lục địa vì khả năng hấp thụ nhiệt của nước trên bề mặt đại dương nhỏ hơn so với đất. Hay những khu vực hàn đới là nơi có biên độ nhiệt cao nhất trên thế giới.
Ví dụ cụ thể:
- Vùng Tây Nguyên là nơi có biên độ nhiệt khá lớn, vào giai đoạn mùa khô thì biên độ nhiệt cao nhất là 16 độ C, vào mùa mưa thì khoảng từ 7 – 8 độ C.
- Vùng ven biển ở phía Bắc vào tháng 2,3 sẽ có biên độ nhiệt nhỏ nhất với mức nhiệt 4 độ C. Bởi đây là khoảng thời gian vào mùa mưa của miền Bắc vì thế sự chênh lệch của nhiệt độ lúc này là không đáng kể. Biên độ nhiệt cao nhất ở vùng này là vào tháng 10, 11 là khoảng 7 độ C.
- Ở miền Nam là khu vực gần xích đạo nên nhiệt độ khá cao. Cho nên, biên độ nhiệt ở khu vực này rất nhỏ và thấp hơn so với miền bắc.
Như vậy qua các ví dụ biên nhiệt độ trên bạn có thể biết được biên độ nhiệt lớn nhất là ở Tây Nguyên.
Xem thêm:
- Nguyên nhân chủ yếu hình thành gió mùa là gì? Tính chất của gió mùa
- Mưa là gì? Quá trình hình thành và lợi ích mà mưa mang lại
- Gió biển là gì? Gió đất là gì? Tính chất, nguyên nhân, vai trò
- Gió phơn là gì? Hiệu ứng phơn là gì? Nguyên nhân, tính chất, đặc điểm gió phơn
Cách tính biên độ nhiệt
Cách tính biên độ nhiệt theo công thức là:
A = Tmax – Tmin.
Trong đó:
- A: Là ký hiệu biên độ nhiệt trong khoảng thời gian cần tính, đơn vị đo là độ C.
- Tmax: Là ký hiệu cho mức nhiệt độ cao nhất của khoảng thời gian cần tính, đơn vị đo là độ C.
- Tmin: Là ký hiệu của mức nhiệt độ thấp nhất trong khoảng thời gian cần tính với đơn vị đo độ C.
Các loại biên độ nhiệt thường hay gặp
Đối với nông nghiệp, mỗi loại biên độ nhiệt khác nhau sẽ có ý nghĩa nhất định với các loại cây trồng khác nhau. Hiện nay, chúng ta hay gặp nhất là các loại biên độ nhiệt theo ngày, biên độ nhiệt theo tháng và biên độ nhiệt tuyệt đối. Hãy cùng chuthapdoquangninh.org.vn tìm hiểu kỹ hơn về từng loại ở dưới đây.
Biên độ nhiệt theo ngày
Biên độ nhiệt theo ngày tính dựa theo trạng thái thời tiết của ngày hôm đó. Mức nhiệt độ trong ngày thường đạt mức cao nhất là vào 13 giờ, bởi lúc này mặt đất hấp thụ sức nóng của mặt trời nhiều nhất. Còn mức nhiệt độ thấp nhất trong ngày là khi mặt trời lặn.
Nếu trong ngày hôm đó, thời tiết nắng, không có mây thì biên độ nhiệt sẽ cao. Nhưng khi trời có mưa, có nhiều mây thì biên độ nhiệt sẽ thấp. Ở miền Bắc của nước ta, biên độ nhiệt cao nhất trong ngày là vào mùa hè, cuối thu và đầu đông.
Việc tính toán được biên độ nhiệt trong khoảng thời gian nhất định rất có ích cho việc trồng trọt. Điều này sẽ giúp người nông dân có thể thực hiện dễ dàng và áp dụng các phương pháp bảo vệ tốt cho các loại cây trồng như: khoai lang, khoai tây, cà rốt, …
Biên độ nhiệt trung bình tháng
Đó là sự chênh lệch giữa các mức nhiệt độ trung bình cao nhất và nhiệt độ trung bình thấp nhất của một tháng. Theo đó ta có công thức tính biên độ nhiệt trung bình tháng là:
A (TBT) = Tmax (TBT) – Tmin (TBT)
Trong đó:
- A (TBT): Là biên độ nhiệt độ trung bình của tháng cần tính.
- Tmax (TBT): Là mức nhiệt độ trung bình cao nhất trong tháng đó.
- Tmax (TBT): Là mức nhiệt độ trung bình thấp nhất trong tháng đó.
Biên độ nhiệt trung bình của tháng thay đổi theo mùa, với trị số cao nhất là vào mùa hè và thấp nhất ở mùa đông. Ở nước ta, khu vực miền Bắc là nơi có biên độ nhiệt trung bình tháng cao nhất là vào mùa thu và đầu mùa đông.
Dựa theo biên độ nhiệt trung bình của tháng mà người nông dân có thể chọn lựa được các loại cây trồng phù hợp với điều kiện nhiệt độ hoặc có những phương án canh tác tưới tiêu sao cho hợp lý.
Biên độ nhiệt trung bình năm
Biên độ nhiệt trung bình năm được tính bằng sự chênh lệch giữa mức nhiệt độ của tháng cao nhất so với tháng thấp nhất.
Biên độ nhiệt độ trung bình năm của nước ta giảm dần từ Bắc vào Nam là do hình dáng lãnh thổ và ảnh hưởng của gió mùa. Cụ thể: lãnh thổ nước ta kéo dài theo chiều bắc – nam nên càng vào phía nam càng gần xích đạo thì góc nhập xạ càng lớn, chênh lệch thời gian chiếu sáng càng giảm nên biên độ nhiệt giảm dần;
Mặt khác, miền Bắc chịu ảnh hưởng của gió mùa đông bắc làm hạ thấp nền nhiệt vào mùa đông khiến biên độ nhiệt miền Bắc rất lớn, miền Nam không chịu ảnh hưởng của gió mùa đông bắc, nhiệt độ cao quanh năm nên biên độ nhiệt không cao.
Biên độ nhiệt tuyệt đối
Biên độ nhiệt tuyệt đối là sự chênh lệch giữa nhiệt độ thấp nhất và cao nhất trong cùng một khoảng thời gian. Cho nên, biên độ nhiệt tuyệt đối chính là tiêu chí để đánh giá sự biến động lớn nhất của nhiệt độ trong khoảng thời gian nhất định. Và chúng còn phụ thuộc vào trạng thái thời tiết, mùa khí hậu, địa hình cũng như khoảng cách giữa biến và lục địa sẽ có sự khác nhau.
Phân biệt biên độ nhiệt độ năm và nhiệt độ trung bình năm
- Biên độ nhiệt độ năm = nhiệt độ tháng cao nhất – nhiệt độ tháng thấp nhất
- Nhiệt độ trung bình năm = (tổng nhiệt độ trung bình 12 tháng) / 12
Bài tập minh hoạ về biên độ nhiệt
Bài 1: Cho bảng số liệu bên dưới.
- Tính biên độ nhiệt năm của Hà Nội
- Tính biên độ nhiệt năm của Cà Mau.
- So sánh biên độ nhiệt năm của Hà Nội với Cà Mau
Giải:
Áp dụng công thức. ta có:
- Biên độ nhiệt trung bình năm (Hà Nội) = 31,4 – 18,0 = 13,6 (ºC)
- Biên độ nhiệt trung bình năm (Cà Mau) = 29,9 – 26,5 = 3,4 (ºC)
- Từ (a) và (b) ta thấy, nhiệt độ trung bình năm của Hà Nội > Nhiệt độ trung bình năm của Cà Mau
Bài tập 2: Câu 62(THPTQG 2017 – 302) Cho bảng số liệu:
Căn cứ vào bảng số liệu, cho biết nhận xét nào sau đây không đúng về nhiệt độ của Hà Nội và TP. Hồ Chí Minh.
- Biên độ nhiệt độ trung bình năm ở Hà Nội nhỏ hơn TP. Hồ Chí Minh.
- Số tháng có nhiệt độ trên 20ºC ở TP. Hồ Chí Minh nhiều hơn Hà Nội.
- Nhiệt độ trung bình tháng I ở Hà Nội thấp hơn TP. Hồ Chí Minh.
- Nhiệt độ trung bình tháng VII ở Hà Nội cao hơn TP. Hồ Chí Minh.
Ta có:
- Biên độ nhiệt trung bình năm (Hà Nội) = 28,9 – 16,4 = 12,5(ºC)
- Biên độ nhiệt trung bình năm (TP. Hồ Chí Minh) = 28,9 – 25,7 = 3,2(ºC)
- Vậy nhiệt độ trung bình năm của Hà Nội > Nhiệt độ trung bình năm của TP. Hồ Chí Minh
=> đáp án A.
Bài tập 3 (địa lý 10): Biên độ nhiệt độ năm lớn nhất ở?
A. Xích đạo
B. Chí tuyến
C. Vòng cực
D. Cực
Đáp án D. Cực.
Bên trên là những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ cho các bạn về biên độ nhiệt là gì. Hy vọng bài viết mang đến cho các bạn những kiến thức hữu ích để có thể tính được nhiệt độ trung bình của tháng, của năm từ đó có những phương án canh tác, tưới tiêu hợp lý cho cây trồng, sống để mang lại vụ mùa bội thu.