Chúng ta đã được học từ nhiều nghĩa là gì lớp 5 trong môn tiếng Việt. Có không ít những từ mang nhiều nghĩa khác nhau. Trong bài viết dưới đây chúng ta sẽ tìm hiểu khái niệm từ nhiều nghĩa là gì và các bài tập vận dụng để đạt kết quả cao trong các bài kiểm tra sắp tới nhé!
Từ nhiều nghĩa là gì?
Từ nhiều nghĩa là từ có một nghĩa gốc và có một hay nhiều từ nghĩa chuyển. Trên thế giới hầu hết các ngôn ngữ đều xảy ra hiện tượng này. Trong tiếng Việt, nghĩa của từ nhiều nghĩa thường có mối liên hệ với nhau. Hiểu đơn giản, một từ có thể gọi tên nhiều nhiều sự vật, hiện tượng, biểu thị cho nhiều khái niệm thì từ ấy là từ nhiều nghĩa.
Ví dụ từ nhiều nghĩa:
- Ăn cơm: Là hành động cho đồ ăn vào cơ thể để duy trì sự sống.
- Ăn cưới: Là buổi lễ ăn cỗ ngày đám cưới.
- Ăn ảnh: Nói về vẻ đẹp được thể hiện ở trong ảnh
→ Từ “ăn” khi được sử dụng kết hợp với các từ ngữ khác nhau trong các ngữ cảnh khác nhau sẽ mang nghĩa khác nhau.
Thông thường các từ nhiều nghĩa sẽ có 2 lớp nghĩa là nghĩa đen và nghĩa bóng. Cụ thể:
- Nghĩa đen: Là nghĩa gốc, nghĩa trực tiếp thường được sử dụng, quen thuộc, dễ hiểu, không phụ thuộc hoặc ít phụ thuộc vào ngữ cảnh.
- Nghĩa bóng: Là lớp nghĩa sau có thể là nghĩa chuyển hoặc ẩn dụ được hình thành trong quá trình phát triển ngôn ngữ, được suy ra từ nghĩa đen. Để hiểu chính xác một từ nghĩa bóng thì phải tìm được từ đó trong ngữ cảnh nào.
Ví dụ 1: Từ “đi” là từ nhiều nghĩa
- Tôi đi học → Chỉ sự di chuyển bằng 2 chân.
- Cậu ấy ra đi quá nhanh, khiến chúng tôi bất ngờ. → Từ đi ở trong câu này nghĩa là chết.
Ví dụ 2: Từ “mắt” có nhiều nghĩa sau:
- Mắt cá chân: Là bộ phận trên cơ thể người nằm ở gần cổ chân.
- Mắt hí: Là đôi mắt có kích thước nhỏ.
- Mắt lé: Là đôi mắt có kích thước không bằng nhau
- Mắt bồ câu: Đôi mắt to, tròn đẹp như con chim bồ câu.
Xem thêm:
- Từ chỉ hoạt động là gì? Từ chỉ trạng thái là gì? Bài tập & cách phân biệt
- Từ đa nghĩa là gì? Phân biệt từ đa nghĩa và từ đồng âm
- Từ trái nghĩa là gì? Phân loại, bài tập về từ trái nghĩa lớp 5
- Từ Hán Việt là gì? Những từ Hán Việt thường gặp và giải nghĩa
- Từ đồng âm là gì lớp 5? Phân loại, ví dụ và bài tập áp dụng
Tại sao lại xuất hiện từ nhiều nghĩa?
Nguyên nhân có từ nhiều nghĩa là do số lượng từ nhiều, trong khi số lượng các khái niệm có sắc thái, ý nghĩa tương đồng nhau lại không giống nhau. Do đó, hiện tượng từ nhiều nghĩa tồn tại ở cả thực từ và hư từ với các hư từ là: do, bởi, vì, mà,… là những từ trừu tượng nên không dễ phát triển nghĩa.
Đồng thời, từ nhiều nghĩa xuất hiện trong quá trình giao tiếp để phù hợp với tình hình phát triển của xã hội để đáp ứng trình độ nhận thức ngày càng cao của con người. Để có thể gọi tên, biểu đạt được sự vật, hiện tượng, hay đưa ra các khái niệm mới thì cách tạo ra những từ hoàn toàn mới, người ta sẽ thêm vào nghĩa mới cho các từ đã có sẵn. Cách thêm nghĩa mới vào những từ nghĩa gốc sẽ tạo ra các từ nhiều nghĩa.
Tác dụng của từ nhiều nghĩa là gì?
Từ nhiều nghĩa có tác dụng tăng tính đa dạng của các vốn từ vựng trong tiếng Việt. Điều này làm cho ngôn ngữ phong phú hơn, giúp người dùng có nhiều lựa chọn khi muốn diễn đạt được những ý nghĩa cụ thể.
- Trong quá trình sử dụng ngôn ngữ, người ta dùng từ nhiều nghĩa khác nhau để mô tả một vấn đề, một vật hay sự việc nào đó. Giúp người dùng sử dụng linh hoạt hơn trong diễn đạt để phù hợp với mục đích, ngữ cảnh.
- Sử dụng từ nhiều nghĩa để tránh trùng lặp một từ sử dụng nhiều lần trong cùng một đoạn văn, khiến cho người nghe cảm thấy thú vị hơn, tránh nhàm chán.
- Giúp cho người nghe, người đọc hiểu rõ hơn về nội dung của đoạn văn, câu chuyện, tác phẩm đó. Người ta có thể dựa vào ngữ cảnh để xác định được chính xác ý nghĩa của các từ trong mỗi trường hợp cụ thể.
- Trong văn học từ nhiều nghĩa được sử dụng hợp lý làm tăng giá trị nghệ thuật cho tác phẩm đó, góp phần làm cho nó trở nên sâu sắc, hấp dẫn hơn.
Phân loại từ nhiều nghĩa
Nghĩa gốc và nghĩa chuyển
- Nghĩa gốc là nghĩa ban đầu, ý nghĩa chính của từ đó bắt đầu được sử dụng, có nguồn gốc từ ngôn ngữ nào đó.
- Nghĩa chuyển là các nghĩa dựa trên nghĩa gốc, được hình thành sau nghĩa gốc. Nghĩa chuyển mang ý nghĩa phụ, liên quan đến nghĩa gốc, có thể mở rộng hoặc thay đổi ý nghĩa ban đầu.
Ví dụ:
Nghĩa gốc: Từ “bạc” nghĩa là mong manh, ít ỏi, không trọn vẹn.
- Nghĩa chuyển: Một số từ nghĩa chuyển từ nghĩa gốc từ “bạc” như:
- Đời bạc: Cuộc đời không trọn vẹn, sống không hạnh phúc.
- Ăn ở bạc: Chỉ người không nhớ ơn nghĩa của người đã từng cưu mang, giúp đỡ mình.
Nghĩa thường trực và nghĩa không thường trực
Đây cũng chính là nghĩa đen và nghĩa bóng với hai khái niệm dựa trên sự ổn định, thống nhất của các từ trong ngôn ngữ.
- Nghĩa thường trực là nghĩa được sử dụng ổn định trong nhiều trường hợp, ngữ cảnh, sử dụng phổ biến, hàng ngày. Đây là nghĩa chính, có tính thống nhất cao.
- Nghĩa không thường trực được dùng khi nói bóng gió, xuất phát trong những trường hợp cụ thể và thường không phổ biến trong sử dụng hàng ngày.
Ví dụ: Từ “áo trắng”
- Nghĩa thường trực: “áo trắng” chỉ đơn giản là màu sắc của áo.
- Nghĩa không thường trực: Xét trong câu ví dụ: “Áo trắng em đến trường, nắng vàng ở sau lưng.” từ “áo trắng” này được dùng với nghĩa chỉ nữ sinh, không liên quan trực tiếp đến màu sắc của áo. Trường hợp nghĩa này chỉ mang tính tạm thời, xuất hiện trong một số trường hợp cụ thể.
Các phương pháp hình thành nên những từ nhiều nghĩa
Phương pháp ẩn dụ
Đây là một trong những biện pháp tu từ để mở rộng, phát triển nghĩa của từ ban đầu dựa trên sự liên tưởng, thuộc tính, đặc điểm, so sánh những mặt giống, khác nhau giữa các đối tượng được gọi tên.
Ví dụ: Từ “lá”
Thông thường, từ “lá” khi được dùng theo nghĩa gốc để chỉ một bộ phận của cây, nằm trên cành cây, đa phần màu xanh. Khi được sử dụng mở rộng thì từ “lá” sẽ đi kèm với các từ như: lá cờ, lá gan,… Sự chuyển nghĩa này có sự tương đồng, chẳng hạn như: lá cờ là vật làm bằng vải, mỏng như lá cây.
Phương pháp hoán dụ
Hoán dụ giúp mở rộng, phát triển nghĩa của từ nhiều nghĩa bằng cách chuyển tên gọi sự vật, hiện tượng này sang sự vật, hiện tượng khác dựa vào những mối liên hệ hoặc có sự tương đồng giữa chúng.
Ví dụ: Từ “nhà trắng”
- Theo nghĩa thông thường từ “nhà trắng” để chỉ ngôi nhà màu trắng.
- Nghĩa hóa dụ từ “nhà trắng” được hiểu là từ dùng để nói về nơi làm việc, nơi ở của tổng thống nước Mỹ.
Bài tập về từ nhiều nghĩa
Bài 1: Sử dụng các từ dưới đây để đặt câu từ nhiều nghĩa ,(một câu theo nghĩa gốc và một câu theo nghĩa chuyển): đi, nhà, ngọt.
Lời giải:
– Đặt câu với từ nhà:
- Ngôi nhà này trang trí, màu sắc phối đẹp quá. (câu theo nghĩa gốc)
- Ông xã nhà tôi đang làm việc trong bệnh viện 108. (câu theo nghĩa chuyển)
– Đặt câu với từ đi:
- Bé Bảo đang chập chững tập đi những bước đầu tiên. (câu theo nghĩa gốc)
- Ông ấy đã ra đi rất thanh thản lắm (câu theo nghĩa chuyển)
– Đặt câu với từ “ngọt”:
- Quả bưởi này vừa ngọt lại vừa thơm. (Câu theo nghĩa gốc)
- Mẹ em có giọng nói ngọt ngào, nhẹ nhàng và ấm áp (Câu theo nghĩa chuyển).
Bài 2: Đặt 4 câu có chứa từ “nhà” với 3 nghĩa sau:
- Nơi để ở
- Người làm nghề
- Gia đình
Lời giải:
- Nơi để ở: Ngôi nhà này có diện tích quá rộng.
- Người làm nghề: Nhà thơ thường có thể xuất khẩu thành thơ, có cảm hứng sáng tác ở bất cứ đâu.
- Gia đình: Nhà tôi rất đông anh em, có 7 anh chị em 4 trai, 3 gái.
Trên đây là toàn bộ những khái niệm từ nhiều nghĩa là gì lớp 5 và những thông tin liên quan về từ nhiều nghĩa. Mong rằng với những chia sẻ trong bài viết sẽ giúp các em học sinh có thể nắm vững kiến thức và áp dụng vào làm bài tập thật tốt để đạt được kết quả cao trong học tập nhé!