Di sản văn hoá là gì? 7 di sản văn hoá ở Việt Nam và thế giới

Di sản văn hóa là những nhân tố tạo nên sự đa dạng và nét đẹp văn hóa của toàn nhân loại. Vậy di sản văn hóa là gì? Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu chi tiết về khái niệm này để hiểu rõ hơn nhé.

Di sản văn hóa là gì?

Theo Điều 1 của Luật Di sản văn hóa năm 2001, di sản văn hóa là sản phẩm vật chất, tinh thần có giá trị lâu đời từ thế hệ này sang thế hệ khác về khoa học, văn hóa, lịch sử.

Di sản văn hóa mang lại giá trị rất lớn cho nhân loại

Di sản văn hóa mang lại giá trị rất lớn cho nhân loại

Di sản văn hóa của Việt Nam là tài sản quốc gia, có vai trò to lớn trong sự nghiệp xây dựng và giữ nước của dân tộc ta. Di sản văn hóa Việt cũng là một phần của di sản văn hóa nhân loại mang lại giá trị về vật chất và tinh thần.

Hiểu rộng hơn, di sản văn hóa chính là tập hợp của các loại hình văn hóa truyền thống (như di tích, hiện vật, lễ hội, nghi lễ, phong tục tập quán, nghề thủ công,…) vẫn còn đang tồn tại. Những loại hình văn hóa truyền thống này có giá trị và ý nghĩa to lớn đối với cộng đồng.

Theo Điều 12 của Luật Di sản văn hóa 2001, các di sản văn hóa sẽ được sử dụng với mục đích là:

–  Phát huy giá trị nhằm mang lại lợi ích cho toàn xã hội.

–  Phát huy được truyền thống tốt đẹp của dân tộc ta.

–  Góp phần vào sự sáng tạo thêm những giá trị văn hoá mới để làm giàu cho kho tàng văn hoá dân tộc và mở rộng giao lưu văn hoá quốc tế.

Phân loại di sản văn hóa

Để hiểu rõ hơn khái niệm di sản văn hóa là gì, các bạn cần phải biết nó gồm những hình thức nào. Trong Điều 1 của Luật di sản văn hóa năm 2001 đã chỉ rất rõ, di sản văn hóa gồm có di sản văn hóa phi vật thể và di sản văn hóa vật thể.

Di sản văn hóa phi vật thể

Di sản văn hóa phi vật thể là những sản phẩm về tinh thần có giá trị về văn hóa, khoa học, lịch sử được lưu giữ qua nhiều thế hệ bằng trí nhớ, chữ viết, lưu truyền bằng miệng, trình diễn hay truyền nghề,…

Hát xoan là một loại di sản văn hóa phi vật thể của nước ta

Hát xoan là một loại di sản văn hóa phi vật thể của nước ta

Theo Điều 4 của Luật Di sản văn hóa 2001 cũng đã nêu rõ các hình thức của di sản văn hoá phi vật gồm:

–  Tiếng nói, chữ viết.

–  Các tác phẩm văn học, nghệ thuật, khoa học bằng chữ viết hoặc truyền miệng.

–  Diễn xướng dân gian.

–  Lối sống, nếp sống.

–  Lễ hội.

–  Bí quyết về ngành nghề thủ công truyền thống.

–  Kiến thức dân gian về y học cổ truyền, văn hóa ẩm thực và trang phục truyền thống dân tộc.

–  Tri thức dân gian khác.

Di sản văn hóa vật thể

Văn hóa vật thể là sản phẩm vật chất có giá trị về lịch sử, văn hoá, khoa học được lưu giữ qua nhiều thế hệ. Các sản phẩm này bao gồm:

–  Những địa điểm di tích lịch sử – văn hóa.

–  Địa điểm danh lam thắng cảnh đẹp.

–  Di vật, cổ vật và bảo vật quốc gia.

Kinh thành Huế là di sản văn hóa vật thể của nước ta

Kinh thành Huế là di sản văn hóa vật thể của nước ta

Giá trị của các di sản văn hóa

Qua những thông tin trên, chắc chắn các bạn đã hiểu rõ khái niệm di sản văn hóa là gì rồi. Vậy chúng có giá trị gì?

Cả di sản văn hóa vật thể và phi vật thể đều tạo ra nguồn giá trị vô cùng to lớn như:

–  Lưu giữ truyền thống và vẻ đẹp của văn hóa dân tộc.

–  Tạo nền tảng để quốc gia có thể tiếp cận với nền văn hóa trên toàn thế giới, nhưng vẫn giữ được bản sắc riêng.

–  Là điều kiện cần thiết để có thể phát triển tiềm năng ngành du lịch quốc gia.

Xem thêm: Tháp văn xương là gì? Ý nghĩa tháp văn xương 7 tầng, 9 tầng

 Cách bảo tồn di sản văn hoá của nhà nước ta

Di sản văn hoá chính là những giá trị truyền thống tốt đẹp và lâu đời của nước ta. Tuy nhiên, những nét đẹp ấy lại đang có xu hướng bị lãng quên hoặc thất truyền. Vì thế, nhà nước ta đã có những biện pháp, chính sách kịp thời để khuyến khích mọi người bảo tồn và phát huy những tinh hoa văn hoá của dân tộc.

Bảo tồn các di sản văn hóa là việc rất cần thiết

Bảo tồn các di sản văn hóa là việc rất cần thiết

Việc bảo tồn các di sản văn hoá giúp cải thiện cho đời sống tinh thần của nhân dân và đóng góp vai trò to lớn vào quá trình phát triển kinh tế – xã hội. Đồng thời, còn khuyến khích các cá nhân, tổ chức đầu tư vào bảo tồn và phát huy những di sản văn hoá dân tộc. Những chính sách đó bao gồm:

–  Xây dựng các chương trình bảo vệ những di sản văn hoá.

–  Khen thưởng các cá nhân, tổ chức có công lao to lớn trong việc gìn giữ nét đẹp văn hoá dân tộc.

–  Biểu dương về vật chất và tinh thần cho những nghệ sĩ có công phổ biến các loại hình nghệ thuật truyền thống, truyền nghề có giá trị nghệ thuật cao.

–  Nghiên cứu và áp dụng khoa học – kĩ thuật vào những hoạt động như sưu tầm, gìn giữ các di tích, đổi mới bảo tàng,…

–  Đào tạo đội ngũ chuyên môn cao có trách nhiệm bảo vệ và phát huy được giá trị của các di sản văn hoá.

–  Xây dựng, mở rộng các hình thức hợp tác với quốc tế trong lĩnh vực bảo tồn và phát huy di sản văn hoá.

Những hành vi bị pháp luật nghiêm cấm đối với di sản văn hoá

Qua những thông tin di sản văn hóa là gì bên trên, các bạn có thể thấy được những giá trị to lớn mà chúng mang lại. Vậy những hành vi nào bị pháp luật nghiêm cấm đối với những di sản văn hóa này.

Hành vi pháp luật nghiêm cấm đối với di sản văn hóa

Hành vi pháp luật nghiêm cấm đối với di sản văn hóa

Những hành vi không chuẩn mực, trái đạo đức đối với các di sản văn hoá đều sẽ bị pháp luật nghiêm cấm và có biện pháp xử lý với các hành vi vi phạm. Những hành vi bị pháp luật nghiêm cấm theo Điều 13 của Luật Di sản văn hoá bao gồm:

–  Chiếm đoạt di tích lịch sử – văn hoá và danh lam thắng cảnh.

–  Phá hoại các di sản văn hoá.

–  Tìm kiếm trái phép các địa điểm khảo cổ, lấn chiếm đất đai thuộc vùng di tích lịch sử – văn hoá, danh lam thắng cảnh.

–  Sở hữu và sử dụng trái phép các di vật cổ thuộc quyền sở hữu của quốc gia hoặc vận chuyển ra nước ngoài.

–  Trục lợi cá nhân từ việc bảo vệ và phát huy các di sản văn hoá.

7 di sản văn hóa ở Việt Nam và thế giới

Trên thế giới có rất nhiều di sản văn hóa đẹp phân bố ở nhiều quốc gia khác nhau. Chúng ta sẽ cùng tìm hiểu về một số di sản văn hóa đẹp ở Việt nam và trên thế giới để có thêm lựa chọn địa điểm đi du lịch nhé.

Di sản văn hóa Việt Nam

Ở Việt Nam có một số di sản văn hóa vật thể và phi vật thể nổi tiếng được yêu thích nhiều hiện nay.

Quần thể di tích Cố đô Huế

Quần thể di tích Cố đô Huế (Quần thể di tích Huế) là những di tích lịch sử – văn hóa do triều Nguyễn xây dựng trong khoảng thời gian từ đầu thế kỷ 19 cho đến nửa đầu thế kỷ 20. Quần thể này nằm trên địa bàn kinh đô Huế xưa, nay thuộc phạm vi của thành phố Huế và một vài vùng lân cận thuộc tỉnh Thừa Thiên – Huế nước ta. Phần lớn di tích này thuộc sự quản lý của Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế. Ngày 11/12/1993, di tích này đã được UNESCO công nhận là Di sản Văn hóa Thế giới.

Cố Đô Huế

Cố Đô Huế

Khu di tích Thánh địa Mỹ Sơn

Thánh địa Mỹ Sơn thuộc tỉnh Quảng Nam là tổ hợp rất nhiều đền Chăm Pa. Đây từng là nơi tổ chức việc cúng tế và tập trung lăng mộ của các vị hoàng thân quốc thích Vương Triều Chăm Pa trong giai đoạn từ thế kỷ VII – XIII.

Thánh Địa Mỹ Sơn

Thánh Địa Mỹ Sơn

Khu di tích Thánh địa Mỹ Sơn đã được UNESCO ghi danh vào danh sách Di sản Văn hóa Thế giới vào ngày 1/12/1999 với tiêu chí là nổi bật điển hình về sự giao lưu văn hóa, sự hội nhập văn hóa bản địa và phản ánh rất sinh động quá trình phát triển của lịch sử văn hóa Chăm Pa.

Hoàng Thành Thăng Long

Hoàng Thành Thăng Long là quần thể di tích được gắn với lịch sử của kinh thành Thăng Long, Hà Nội. Công trình kiến trúc đồ sộ này đã được các triều vua Lý, Trần, Lê xây dựng trong nhiều giai đoạn lịch sử nước ta. Nó đã trở thành di tích quan trọng bậc nhất trong hệ thống các di tích của Việt Nam.

Hoàng Thành Thăng Long

Hoàng Thành Thăng Long

Ngày 1/8/2010, Hoàng Thành Thăng Long đã được tổ chức UNESCO công nhận là di sản văn hóa thế giới. Những giá trị nổi bật toàn cầu của di sản này được ghi nhận bởi 3 đặc điểm sau đây:

–  Có bề dày lịch sử qua 13 thế kỷ.

–  Tính liên tục của di sản văn hóa với tư cách là một trung tâm quyền lực.

–  Có các tầng di tích, di vật đa dạng, phong phú và sinh động.

Phố cổ Hội An

Phố cổ Hội An ngày nay là một dạng điển hình đặc biệt về cảng thị truyền thống ở khu vực Đông Nam Á vẫn được bảo tồn nguyên vẹn. Phần lớn những ngôi nhà ở đây đều có kiến trúc truyền thống, được xây từ thế kỷ 17 – thế kỷ 19 phân bố dọc theo những trục đường phố nhỏ hẹp.

Phố Cổ Hội An

Phố Cổ Hội An

Hội An cũng là một vùng đất đã ghi lại nhiều dấu ấn lịch sử của sự giao thoa văn hóa. Các hội quán, đền miếu đều mang dấu tích của người Hoa nằm trên những ngôi nhà truyền thống của người Việt, cùng những ngôi nhà mang phong cách kiến trúc của Pháp. Với những giá trị nổi bật, tại kỳ họp lần thứ 23 vào ngày 4/12/1999, tổ chức UNESCO đã công nhận rằng đô thị cổ Hội An là một di sản văn hóa thế giới.

Di sản văn hóa thế giới

Đền Taj Mahal, Ấn Độ

Taj Mahal là ngôi đền rất nổi tiếng của nước Ấn Độ. Các địa điểm bên trong khu phức hợp đều vô cùng nổi tiếng, được các nhiếp ảnh gia yêu thích như Cenotaph chính, nhà thờ Hồi Giáo, triển lãm bảo tàng giới thiệu về nguồn gốc và kiến trúc của đền. Đền Taj Mahal đã được tổ chức UNESCO công nhận là di sản văn hóa thế giới năm 1983.

Đền taj Mahal

Đền taj Mahal

Nhà hát nhạc Catalana, Barcelona của Tây Ban Nha

Nhà hát nhạc nổi tiếng Catalana là một ví dụ điển hình về chủ nghĩa hiện đại tại xứ Catalan, thể hiện rõ nhất qua các họa tiết tinh xảo, đường cong của vị kiến trúc sư Lluís Domènech i Montaner. Ánh sáng tự nhiên đã chiếu sáng cho toàn bộ tòa nhà vào ban ngày, nhờ những bức tường làm bằng kính màu và giếng trời vòm ngược.

Nhà hát nhạc Catalan

Nhà hát nhạc Catalan

Năm 1997, UNESCO công nhận nhà hát nhạc Catalan là di sản văn hóa thế giới. Ngày nay, mỗi năm có đến hơn nửa triệu người tham dự các buổi biểu diễn âm nhạc ở đây.

Hy vọng bài viết này mang đến những thông tin hữu ích để các bạn hiểu rõ di sản văn hóa là gì? Giá trị mà những di sản này mang lại giá trị gì? Cách bảo tồn những di sản này. Nếu các bạn còn gì chưa rõ về nội dung này, hãy bình luận bên dưới để chúng tôi giải đáp chi tiết nhé.

Bài viết liên quan